1/11/14

Vitamin B6 (Pyridoxine, Pyridoxal, Pyridoxamin)

Vitamin B6 (Pyridoxine, Pyridoxal, Pyridoxamin)


Cấu trúc

Vitamin B6 có 3 dạng hóa học cùng tồn tại trong tự nhiên là Pyridoxine, Pyridoxal và Pyridoxamine. Cả 3 dạng này đều hiện diện trong cơ thể người và được sử dụng tương tự nhau

Vai trò
Là thành phần của coenzyme PLP (Pyridoxal Phosphat) và PMP (Pyridoxamin Phosphat) có vai trò trong:
- Dịch chuyển các nhóm amin trên các amino acid để tổng hợp các amino acid không thiết yếu
- Chuyển hóa chất đạm
- Chuyển hóa ure
- Chuyển hóa amino acid Tryptophan thành Niacin
- Tổng hợp serotonin
- Tổng hợp heme của hồng cầu
- Tổng hợp các nuleic acid (DNA và RNA)
- Tổng hợp lecithin (muối mật)
- Tham gia hoạt hóa hệ miễn dịch
- Tham gia hoạt động của các steroid hormone (sinh dục, thượng thận...)

Nhu cầu
Do coenzyme của Vitamin B6 có vai trò quan trọng trong chuyển hóa chất đạm, nên trước đây các khuyến cáo về nhu cầu Vitamin B6 thường được tính tỉ lệ theo lượng đạm khẩu phần. Tuy nhiên hiện nạy các khuyến cáo về dinh dưỡng thường cho cụ thể khoảng 1-1.3mg/ngày. Vitamin B6 cũng không hiện diện trong bảng nhu cầu khuyến nghị của nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam.

Nguồn cung cấp
Nguồn cung cấp Vitamin B6 từ thức ăn khá dồi dào và đa dạng, chủ yếu từ các loại rau quả xanh đậm và đỏ đậm như bó xôi, dưa hấu, cà chua, nhất là trong chuối. Vitamin B6 cũng hiện diện trong hầu hết các thức ăn động vật như thịt, cá, trứng, sữa... Như các Vitamin tan trong nước khác, Vitamin B6 dễ bị hủy bởi nhiệt độ và ánh sáng. Các nghiên cứu ban đầu cũng cho thấy Vitamin B6 có trong thức ăn động vật thường có giá trị sinh học cao hơn trong thức ăn thực vật. Những thức ăn có nhiều xơ hoặc khẩu phần ăn giàu chất xơ cũng làm giảm sự hấp thu Vitamin B6 ở ruột non.

Đặc điểm liên quan đến bệnh lý
Vitamin B6 dự trữ chủ yếu trong các cơ. Đây là loại Vitamin tan trong nước được dự trữ nhiều nhất trong cơ thể.
Những tác nhân làm tiêu hao Vitamin B6 của cơ thể đáng lưu ý nhất là chất cồn và thuốc kháng lao INH. Việc sử dụng các loại thuốc ngừa thai chứa estrogen cũng làm gia tăng việc sử dụng Vitamin B6, nhưng các khuyến cáo thường chỉ đặt ra với liều estrogen cao gấp 3-5 lần liều thường được dùng trong các viên thuốc ngừa thai hiện nay.
Thiếu Vitamin B6 ở mức độ trung bình đến nặng có thể gây các biểu hiện thần kinh như run tay, co giật, lẫn lộn, giảm hưng phấn, viêm da dạng vảy...
Trường hợp ngộ độc Vitamin B6 được mô tả lần đầu năm 1993. Cho đến thời điểm đó, tất cả các nhà khoa học đều tin rằng, tương tự các Vitamin tan trong nước khác, Vitamin B6 dễ dàng được thải qua đường niệu nên sẽ không gây ngộ độc. Thực ra, do Vitamin B6 ảnh hưởng lên hoạt động thần kinh, nên với liều lớn hơn 2g Vitamin B6 kéo dài 2 tháng, thận không kịp thải lượng Vitamin dư thừa, có thể xuất hiện tình trạng ngộ độc Vitamin B6 với các biểu iện co giật, hôn mê, nhức đầu, yếu liệt cơ... Ở trẻ sơ sinh, nếu mẹ dùng Vitamin 6 liều cao kéo dài trong thai kỳ có thể xuất hiện triệu chứng co giật ngay khi trẻ chào đời.
Có rất nhiều bệnh lý được thầy thuốc chỉ định sử dụng Vitmain B6, ví dụ điều trị nghén ở đầu thai kỳ, làm giảm các triệu chứng giai đoạn tiền mãn kinh, rối loạn giấc ngủ, hội chứng ống cổ tay... Việc điều trị với liều cao kéo dài hàng tháng có thể gây những tổn thương thực thể trên các sợi thần kinh.

Tài liệu tham khảo:
1) Dinh dưỡng học - Nhà xuất bản y học 2011
Tài liệu tham khảo:
1) Dinh dưỡng học - Nhà xuất bản Y học 2011 - See more at: http://www.clbdinhduong.com/2014/11/vitamin-b5-pantothenic-acid.html#sthash.IeQjQiwf.dpuf

Chia sẻ kiến thức cho bạn bè:

Bs. Nguyễn Văn Anh

Theo dõi qua

         

Gửi thắc mắc