2/1/15

Chất đường

Chất đường


Cấu trúc

Chất đường là một hợp chất hữu cơ trong đó có 3 nguyên tố chính là Carbon, Hydro và Oxy. Khi đi vào cơ thể, chất đường được cắt ra thành những chuỗi ngắn, những phân tử đường đơn nhỏ, rồi cuối cùng tất cả các phân tử đường đều được biến đổi thành glucose để sử dụng cho cơ thể.
Người ta chia chất đường ra thành:
– Đường đơn (monosaccharide): Có cấu trúc là 1 phân tử đường như glucose, fructose, galactose...
– Đường đôi (disaccharide): Có cấu trúc gồm 2 phân tử đường đơn nối với nhau như maltose (glucose-glucose), sucrose (glucose-fructose), lactose (glucose-galactose)...
– Đường đa (polysaccharide): Có cấu trúc từ 3 phân tử đường đơn trở lên nối với nhau thành những chuỗi dài, ví dụ như tinh bột (dạng dự trữ glucose ở thực vật) và glycogen (dạng dự trữ glucose ở động vật)...

Vai trò

– Cung cấp năng lượng: Chất đường là chất dinh dưỡng cung cấp năng lượng chính cho mọi hoạt động của các tế bào trong cơ thể. Trong đó, các tế bào não, tế bào cơ và tế bào hồng cầu đặc biệt chỉ sử dụng chất đường để sinh năng lượng trong hoạt động sống.
– Cấu trúc tế bào: Chất đường kết hợp với các phân tử khác (như chất đạm, chất béo, các nguyên tố vi lượng và đại lượng...) để tham gia cấu tạo nên nhiều thành phần của các tế bào trong cơ thể, các enzyme, hormon…

Nguồn gốc

Có trong các loại trái cây, củ, quả, ngũ cốc, mía, mật ong, sữa, bánh mì...

Nhu cầu

Chất đường nên chiếm khoảng 55-60% tổng năng lượng khẩu phần ăn vào và không ít hơn 50% để cơ thể hoạt động được bình thường. Do đó trong các trường hợp ăn kiêng do bất kỳ nguyên nhân nào (ví dụ như giảm béo) thì năng lượng của chất đường cũng không nên giảm dưới 50% tổng năng lượng khẩu phần.


Tài liệu tham khảo:
1. Krauses Food & Nutrition Therapy 2008. - See more at: http://www.clbdinhduong.com/2014/10/nang-luong.html#sthash.4xdyQv6x.dpuf
Tài liệu tham khảo:
1. Dinh dưỡng học - Nhà xuất bản Y học 2011.

Chia sẻ kiến thức cho bạn bè:

Bs. Nguyễn Văn Anh

Theo dõi qua

         

Gửi thắc mắc